Chắc hẳn bạn đã bắt gặp nhiều sản phẩm được phủ một lớp vàng ánh như màu vàng trang sức quý giá. Nhưng liệu bạn có biết được đó là dát vàng hay mạ vàng không? Trong bài viết này, Hacowa sẽ giúp bạn phân biệt giữa dát vàng và mạ vàng.

 

Dát vàng là gì?

Dát vàng là kỹ thuật trang trí dán lá vàng đã được dát mỏng lên bề mặt các vật dụng bằng gỗ, đá, kim loại…để tạo màu sắc bằng vàng. Toàn bộ công đoạn dát vàng đều được thực hiện bằng tay, hoàn toàn thủ công nên rất có giá trị.

Mạ vàng là gì?

Mạ vàng là công nghệ mạ tiên tiến bằng điện phân. Kỹ thuật mạ này là tên gọi của quá trình điện hóa phủ lớp kim loại lên một vật. Trong quá trình mạ điện phân, vật cần mạ phải là vật nhiễm điện, được gắn với cực âm catôt còn kim loại mạ vàng được gắn với cực dương anôt của nguồn điện trong dung dịch điện môi.

Cực dương của nguồn điện sẽ hút các electron e- và giải phóng các ion kim loại dương. Dưới tác dụng lực tĩnh điện các ion dương này sẽ di chuyển về cực âm, tại đây chúng nhận lại e˖ hình thành lớp kim loại vàng bám trên bề mặt của vật được mạ. Với phương pháp mày, bạn có thể lựa chọn mạ vàng 24k, 18k, bạc…

Phân biệt dát vàng và mạ vàng

Từ khái niệm trên, bạn có thể nhận thấy sự khác nhau giữa công nghệ mạ vàng và dát vàng. Để phân biệt dát vàng và mạ vàng bạn chỉ cần nhìn vào bề mặt vàng là có thể nhận ra ngay. Nếu đó là sản phẩm kim loại, bề mặt vàng trơn mịn, láng bóng thì đó là mạ vàng. Còn sản phẩm kim loại hoặc phi kim có bề mặt vàng mỏng, vẫn thấy các vết rạn nhỏ và độ bóng không cao thì đó là dát vàng.

Ưu điểm và hạn chế của dát vàng và mạ vàng

* Với công nghệ mạ vàng

Ưu điểm: Trong mạ vàng, vàng bám vào bề mặt vật liệu do quá trình điện hóa nên cho ra bề mặt vàng mịn, đẹp, bóng hơn. Kể cả những chi tiết nhỏ được thiết kế cầu kỳ tinh xảo cũng được mạ vàng đầy đủ do chúng được nhúng trong chất lỏng nên tránh được thiếu sót. Ngoài ra, vàng bám vào bề mặt sản phẩm cũng rất chắc chắn, ít khả năng bong tróc.

Hạn chế: Điều hạn chế nhất đối với công nghệ mạ vàng đó chính là vật liệu được mạ phải là chất dẫn điện mới có thể thực hiện được, tức chúng phải là kim loại. Thế nên các chất liệu không dẫn điện như nhựa, gỗ, đá…không thể mạ vàng.

Bên cạnh đó, do được nhúng toàn bộ sản phẩm trong dung dịch mạ vàng nên bắt buộc phải mạ vàng tất cả bề mặt chứ không thể chọn lựa một vài chi tiết để mạ vàng được. Ngoài ra, nguyên liệu và dụng cụ cho mạ vàng là các hóa chất với bể chứa, máy móc phức tạp nên khó có thể linh động mang đi mạ vàng ở các địa điểm khác nhau.

Đó là lý do mạ vàng thường được dùng để mạ vỏ điện thoại, vật phẩm phong thủy, sản phẩm quà tặng cao cấp, trang sức…với kích thước nhỏ và được làm từ kim loại.

* Với kỹ thuật dát vàng

Dát vàng đã tồn tại từ rất lâu trên thế giới và ở Việt Nam. Ở nước ta, đã xuất hiện những làng nghề với truyền thống hàng trăm năm dát vàng. Vàng được dùng để dát là loại vàng lá đã dát siêu mỏng từ miếng vàng thật 24K hoặc vàng công nghiệp. Người ta dán từng lá vàng mỏng lên bề mặt sản phẩm cần dát và phủ nhiều lá đến khi phủ kín các chi tiết. Do thực hiện hoàn toàn thủ công nên dát vàng có đẹp hay không còn phụ thuộc vào tay nghề của thợ và lựa chọn các vật liệu dát vàng.

Ưu điểm: Dát vàng có thể thực hiện được trên hầu hết các chất liệu từ kim loại đến phi kim. Ngay cả khi lựa chọn dát vàng một số chi tiết nhỏ của sản phẩm cũng thực hiện được chứ không cần phải phủ vàng tất cả sản phẩm như mạ vàng.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vàng công nghiệp với nhiều tông màu sắc khác nhau nên rất linh hoạt trong ứng dụng trang trí. Theo thống kê của nhà sản xuất vàng công nghiệp thì có đến mấy chục mã màu vàng khác nhau cho người dùng chọn lựa.

Dát vàng thực hiện được trên tất cả sản phẩm dù kích thước to hay nhỏ, ở nhiều vị trí, địa điểm khác nhau. Người ta có thể dát dưới mặt đất hoặc dát trên tường hoặc trên trần nhà, có thể mang đi dát tại ở nhiều nơi do vật liệu và dụng cụ dát vàng đều nhỏ gọn tiện lợi.

Hạn chế: Vì là làm thủ công hoàn toàn nên dát vàng phụ thuộc lớn vào tay nghề của thợ thi công. Bề mặt vàng dát cũng sẽ không được bóng đẹp, độ bám dính cũng không chắc như khi mạ vàng. Vấn đề vệ sinh bề mặt dát vàng cũng gặp khó khăn do phải nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh xước bề mặt vàng. Do vậy, tuổi thọ của lớp dát vàng chỉ được khoảng chục năm, sau đó muốn được bóng đẹp cần sửa hoặc dát lại.

Lựa chọn dát vàng hay mạ vàng?

Tùy vào vật liệu, chi tiết sản phẩm và sở thích của mỗi người mà chọn phương pháp mạ vàng hay dát vàng cho sản phẩm của mình.

Với các sản phẩm nhỏ bằng kim loại, có nhiều chi tiết cầu kỳ hoặc được điêu khắc tinh xảo như quà tặng, quà lưu niệm, vật phẩm phong thủy để bàn, đồ trang trí hoặc những đồ va chạm thường xuyên như đồ trang sức, vỏ ốp điện thoại nên chọn công nghệ mạ vàng. Mạ vàng giúp lớp vàng bám đều kể cả những chi tiết rất nhỏ và đặc biệt, lớp vàng bám chắc nên khó bị bong tróc nếu cầm nắm, sử dụng thường xuyên.

Với các sản phẩm phi kim hoặc kim loại nhưng chỉ trang trí dát vàng điểm xuyết một số chi tiết thì dát vàng là sự lựa chọn hợp lý.

Dát vàng có khó không?

Dát vàng tuy không khó nhưng để làm được đẹp thì không phải ai cũng làm được. Vì là làm thủ công hoàn toàn nên lớp vàng có bóng đẹp, bền màu hay không phụ thuộc vào tay nghề của thợ. Ngoài việc nắm rõ kỹ thuật thi công dát vàng thì kinh nghiệm đúc kết qua những lần dát vàng là những yếu tố để có lớp vàng đẹp. Cho nên nếu một vài lần đầu bạn dát chưa được đẹp thì cũng đừng nản chí nhé.

Ngoài ra, lựa chọn các loại nguyên vật liệu dát vàng chất lượng, phù hợp với từng chất liệu bề mặt cũng là yếu tố quan trọng cho ra sản phẩm dát vàng ưng ý.

Địa chỉ mua các loại nguyên vật liệu dát vàng chất lượng

Hacowa là đơn vị đã có nhiều năm cung cấp nguyên vật liệu dát vàng, nhũ vàng trên thị trường trang trí nội thất tại Việt Nam.

– Các sản phẩm chúng tôi đưa đến tay người tiêu dùng luôn đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu, giá cả hợp lý.

– Có đội ngũ tư vấn sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật thi công nhiệt tình, tận tâm.

– Đa dạng các vật liệu dát vàng: vàng công nghiệp, vàng thật 24k, keo dán vàng, phủ bảo vệ và dụng cụ dát vàng khác.

Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn liên hệ hotline: 0773494952 – 02466608718

Địa chỉ: Ngã tư Canh, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Email: hacowa@gmail.com