Dát vàng đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Ở Việt Nam, dát vàng được sử dụng nhiều trong các chùa chiền để dát tượng phật, dát đồ trang trí, dát phào chỉ nội thất…Nguyên liệu dát vàng dùng trong dát vàng tuy không nhiều song theo thời gian lại phát triển với nhiều loại vô cùng phong phú.
Nguyên liệu dát vàng thông thường bao gồm lá vàng, keo dát vàng, phủ bảo vệ và các loại dụng cụ khác. Tuy nhiên, mỗi một vật liệu lại có nhiều dòng khác nhau xuất phát từ sự tìm tòi phát triển của những người thợ thi công dát vàng.
Hãy cùng Hacowa điểm danh một số loại nguyên liệu dát vàng đặc trưng trong dát vàng
1. Lá vàng
Đây được xem là nguyên liệu dát vàng quan trọng nhất. Bạn lựa chọn loại lá vàng nào, màu sắc ra sao, độ ánh thế nào thì khi dát xong, bề mặt sản phẩm sẽ gần như vậy. Nếu không nói về tay nghề dát vàng của thợ thì lá vàng sẽ quyết định đến kết quả sản phẩm dát vàng có đẹp hay không.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại lá vàng phục vụ dát vàng, được chia làm 2 dòng chính là: lá vàng công nghiệp và lá vàng thật
– Lá vàng công nghiệp
Là loại lá được chế biến từ bột vàng và các chất phụ gia khác, qua nhiều bước chế tác từ máy móc đến thủ công, lá vàng ra đời với những đặc điểm nổi trội. Ưu điểm lớn nhất của lá vàng công nghiệp chính là giá thành rất rẻ so với lá vàng thật nhưng lại bóng đẹp và đa dạng màu sắc.
Do nhu cầu sử dụng lớn nên lá công nghiệp cũng có nhiều loại khác nhau đáp ứng sở thích của người dùng. Lá vàng đang sử dụng ở nước ta đều được nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…Tùy từng loại lá mà có kích thước, độ dày mỏng, dai giòn, độ ánh và màu sắc khác nhau. Mỗi loại lá đều có những ưu nhược điểm riêng, nguyên liệu chế tác khác nhau, giá thành cũng từ đó mà đắt rẻ tùy loại. Do vậy, nếu muốn sản phẩm sau khi dát vàng được đẹp và bền màu thì những người thợ nên chọn loại lá vàng tốt, không nên tham rẻ mua loại lá vàng kém chất lượng.
– Lá vàng thật
Lá vàng thật 24K được chế tác từ vàng kim loại nên có đầy đủ đặc điểm của vàng như rất bền, ánh đẹp, không bị tác động từ môi trường làm xỉn màu và rất có giá trị. Chính vì vậy mà người ta chỉ dùng lá vàng thật để dát trên những đồ vật trang trí, hoành phi câu đối, tượng phật, đồ thờ cúng là chủ yếu. Một số người trong giới thượng lưu thích trang trí bằng vàng thì vẫn chọn lá vàng thật để dát lên phào chỉ, đồ trang trí nội thất để thể hiện sự giàu có và quyền lực của mình.
Ở Việt Nam có làng Kiêu Kỵ (Hà Nội) nổi tiếng từ xưa về truyền thống chế tác lá vàng thật. Điều ấn tượng là làng nghề này đã tồn tại vài trăm năm nay và ban đầu toàn bộ các bước chế tác đều làm bằng tay. Vàng quỳ Kiêu Kỵ là những lá vàng vuông nhỏ, kích thước khoảng 5cm² được xếp giữa các tờ giấy nhỏ. Đây được xem là làng nghề duy nhất tại Việt Nam với nghề dát vàng, cung cấp một lượng lớn lá vàng ra thị trường.
Bên cạnh lá vàng thật được sản xuất trong nước, nhiều đơn vị cũng nhập khẩu lá vàng thật từ các nước về do nhu cầu sử dụng lớn. Lá vàng thật được nhập từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, các nước phương Tây…với các kích thước và mức giá khác nhau.
2. Keo dán lá vàng
Keo dán lá vàng là loại keo đặc biệt, có độ bám dính rất tốt nhưng phải giữ được lâu, không làm phai màu, xỉn màu lá vàng. Không giống với các loại keo dán khác trên thị trường, keo dán lá vàng khi quét lên bề mặt còn ướt sẽ chưa thể dán được lá vàng mà phải để khô đến mức nhất định mới có độ bám dính.
Keo có nhiều loại, thường được chia thành các loại:
– Keo gốc nước: được pha loãng bằng nước sạch
– Keo gốc dầu: được pha loãng bằng xăng thơm hoặc dầu hỏa
3. Dụng cụ dát vàng
Các dụng cụ dát vàng cần thiết bao gồm: bút lông vẽ keo, chổi hoặc bông dập lá vàng, kẹp gắp lá, chổi vệ sinh, bông tăm, máy hút bụi, máy xịt hơi…
4. Phủ bảo vệ lá vàng
Sau khi dát vàng, người thợ sẽ phủ một lớp dung dịch trong suốt lên trên bề mặt vàng để bảo vệ lớp vàng. Lá vàng rất mỏng và dễ bị xước nếu có tác động bên ngoài. Đó chính là lý do cần phủ một lớp bảo vệ lên bề mặt vàng. Tuy nhiên, chọn loại phủ nào để vừa hạn chế được những tác động bên ngoài nhưng không làm xỉn vàng, giòn vàng cũng là điều khiến nhiều người phải đau đầu.
Hiện nay các đơn vị sản xuất nguyên liệu dát vàng trên thế giới đã nghiên cứu ra các loại phủ bóng 2 thành phần, 1 thành phần, phủ gốc nước, phủ gốc PU với nhiều ưu điểm giúp bảo vệ lớp dát vàng được tốt nhất. Tùy thuộc vào loại keo sử dụng hoặc đôi khi do thói quen sử dụng mà thợ dát vàng sẽ chọn cho mình loại phủ phù hợp.